Hoa hậu Trần Quỳnh "khoe" cách setup spa tại nhà, ít tiền nhiều lợi ích
Mua xe cũ phân khúc cao và mua xe mới phân khúc thấp luôn là câu chuyện được người tiêu dùng phân vân khi có ý định mua ô tô. Với tầm giá khoảng 750 triệu đồng để mua xe gầm cao, VinFast Lux SA2.0 và Mitsubishi Xforce đều là hai lựa chọn đáng đặt lên bàn cân so sánh.Tham khảo thị trường xe cũ trong tầm giá 750 triệu đồng, người dùng có thể mua được VinFast Lux SA2.0 bản Premium, sản xuất năm 2019 - 2020. Trong khi đó, tầm giá tiền trên chỉ đủ để hoàn tất thủ tục, chi phí lăn bánh cho mẫu Mitsubishi Xforce phiên bản Premium.Trong bài viết này, Thanh Niên sẽ so sánh tổng quan cả hai mẫu xe cùng các ưu, nhược điểm để độc giả có cái nhìn đa chiều.Xét về mặt định vị phân khúc, VinFast Lux SA2.0 thuộc phân khúc SUV cỡ E nên sẽ có kích thước lớn hơn tương đối nhiều so với Mitsubishi Xforce thuộc phân khúc SUV cỡ B.Chi tiết hơn, Lux SA2.0 dài hơn Xforce 550 mm, rộng hơn 150 mm, cao hơn 113 mm và chiều dài cơ sở cũng lớn hơn 283 mm. Do đó, khi đặt cạnh nhau, VinFast Lux SA2.0 bệ vệ và lớn hơn Mitsubishi Xforce tương đối nhiều. Dù vậy, khoảng sáng gầm của mẫu xe Nhật cao hơn mẫu xe Việt Nam 27 mm, kết hợp cùng chiều dài cơ sở ngắn nên vượt qua các đoạn đường ghồ ghề tự tin hơn.Kích thước lớn của VinFast Lux SA2.0 là ưu điểm giúp người ngồi trong xe thoải mái hơn, nhất là trong những chuyến đi dài nhưng cũng là nhược điểm khi đi trong phố khá cồng kềnh. Ngược lại, kích thước nhỏ giúp Mitsubishi Xforce linh hoạt hơn ở những khu vực đông đúc, chật hẹp.Về thiết kế tổng thể, cả hai mẫu xe đều mang hai phong cách thiết kế khác nhau. Mitsubishi Xforce với phong cách Dynamic Shield ấn tượng, có nhiều điểm nhấn nổi bật ở phần ngoại hình. Trong khi đó, VinFast Lux SA2.0 theo phong cách sang trọng, cân đối, phù hợp với nhiều khách hàng.Xét ở trang bị ngoại thất, cả hai mẫu xe này đều có trang bị đèn pha và đèn hậu LED, cảm biến đèn tự động bật/tắt và cảm biến gạt mưa tự động. Tuy nhiên, Lux SA2.0 bản Premium trang bị thêm cốp chỉnh điện và kích thước mâm 20 inch, lớn hơn so với mâm 18 inch của Xforce Premium.Kích thước mâm, lốp lớn hơn cũng đồng nghĩa với chi phí thay thế trên Lux SA2.0 Premium cao hơn so với Xforce Premium.Về trang bị tiện nghi, mẫu xe Việt Nam chiếm ưu thế với nội thất bọc da Nappa, hàng ghế trước chỉnh điện 12 hướng, hệ thống giải trí gồm 13 loa, 4 kính cửa sổ một chạm,... Trong khi đó, Xforce Premium có màn hình trung tâm lớn hơn, kích thước 12,3 inch, bảng đồng hồ kỹ thuật số, hàng ghế sau ngã 8 nấc,...Nhờ kích thước lớn hơn tương đối, không gian bên trong của VinFast Lux SA2.0 cũng rộng rãi hơn đáng kể so với Mitsubishi Xforce. Ngoài ra, ưu điểm của mẫu xe Việt Nam là được trang bị 7 chỗ ngồi (ghế 5+2) so với 5 chỗ ngồi trên mẫu xe Nhật. Tuy nhiên, hai chỗ ngồi ở hàng ghế thứ 3 trên Lux SA2.0 khá nhỏ và chật, chỉ phù hợp với trẻ em.Về khả năng vận hành, VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn với động cơ tăng áp, có công suất và mô-men xoắn cao hơn Xforce lần lượt 123 mã lực và 209 Nm. Ngoài ra, mẫu xe Việt Nam còn mang lại cảm giác lái thể thao hơn khi sử dụng hộp số tự động 8 cấp, hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian,... Đánh đổi, mức tiêu hao nhiên liệu của Lux SA2.0 Premium sẽ cao hơn so với Mitsubishi Xforce.Không nổi bật ở khả năng vận hành nhưng Mitsubishi Xforce Premium được trang bị 4 chế độ lái, được tinh chỉnh để phản hồi cùng hệ thống hỗ trợ vào cua Active Yaw Control (AYC), giúp tăng độ bám đường trên từng loại địa hình khác nhau. Ngoài ra, mẫu xe đến từ Nhật Bản còn có tay lái trợ lực điện, giúp đánh lái nhẹ nhàng hơn so với trợ lực dầu, điều khiển điện trên Lux SA2.0.Về khía cạnh trang bị an toàn, cả VinFast Lux SA2.0 Premium và Mitsubishi Xforce Premium đều không có các công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái.Xforce Premium chỉ có các trang bị an toàn cơ bản như, hệ thống phanh ABS, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ vào cua,... phiên bản này không có camera 360 độ, cảm biến đỗ xe trước như trên Lux SA2.0 Premium. Muốn có công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái, người dùng phải mua Mitsubishi Xforce bản Ultimate.VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn ở kích thước, không gian nội thất, động cơ mạnh mẽ và phù hợp cho gia đình từ 5 - 7 người. Đánh đổi, mẫu xe này đã bị khai tử, dù được hãng cam kết bảo hành 10 năm nhưng nhiều người vẫn e ngại trong việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng về sau. Ngoài ra, mẫu xe này hiện chỉ có trên thị trường xe cũ, buộc người mua phải có kiến thức và kinh nghiệm để tránh mua xe tai nạn, ngập nước.Trong khi đó, Mitsubishi Xforce có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với gia đình có từ 3 - 5 thành viên và thường xuyên di chuyển ở nội thành. Dù động cơ trên Xforce Premium không mạnh như trên Lux SA2.0 Premium nhưng vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Hơn nữa, việc mua xe mới sẽ khiến người dùng đỡ lo lắng trong quá trình lựa chọn so với xe cũ.Nhìn chung, cả hai mẫu xe trên đều đáng cân nhắc, lựa chọn trong tầm giá 750 triệu đồng nhưng quyết định chọn xe nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.Đường vào cổng trường bị ngập
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Bạn đọc viết : Quá khổ vì khan hiếm nước sạch !
Sáng ngày 8.1, ô nhiễm không khí ở Hà Nội có lúc xếp số 1 thế giới. Theo hệ thống giám sát không khí trực tuyến IQAir, lúc 9 giờ 34 phút, chỉ số AQI ở Hà Nội là 219 đơn vị. Chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức rất xấu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cùng thời điểm, TP.HCM được xếp hạng thứ 11 với AQI 164 đơn vị, thể hiện chất lượng không khí ở mức "không lành mạnh", bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc.Chị Nhật Mai (28 tuổi, ở TP.Dĩ An, Bình Dương) đi đến Q.1 (TP.HCM) làm việc sáng ngày 8.1 cho biết: "Dù có mang kính che bụi nhưng tôi vẫn cảm thấy đau mắt. Lúc nhắm mắt thì thấy đau nhức rất khó chịu".Chị Mai cho biết, tại khu vực trung tâm TP.HCM, dù đến khoảng 8 giờ, nắng đã rọi xuống mặt đường khá rõ nhưng bầu trời vẫn mù mịt, có cảm giác như đang di chuyển trong làn khói. Về trưa, dù có nắng nhưng bầu trời vẫn mờ đục. Nhiều tòa nhà cao tầng được bao phủ bởi lớp mù, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố, khiến tầm nhìn bị hạn chế.Trước đó, ngày 7.1, vào lúc 13 giờ 3 phút, Hà Nội có chỉ số AQI 209 đơn vị, mức độ ô nhiễm không khí xếp thứ 3 thế giới, sau thủ đô Delhi, Ấn Độ và thủ đô Dhaka, Bangladesh. Cùng thời điểm, TP.HCM xếp hạng thứ 5 với chỉ số AQI 178 đơn vị. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, từ ngày 7 - 9.1, áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu trở lại phía bắc nước ta và khuếch tán xuống Nam bộ. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Trung và Nam Trung bộ hoạt động ổn định. Do đó, ở thời tiết TP.HCM trong thời gian này độ ẩm giảm, chất lượng không khí giảm. Buổi sáng và đêm trời se lạnh, có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dự báo, từ ngày 10 đến ngày 11.1, áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường xuống các khu vực nước ta, đến khoảng ngày 16.1 tăng cường bổ sung.Hiện tượng bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc, ô nhiễm không khí như thế này đã xuất hiện nhiều lần trong tháng cuối năm 2024 ở TP.HCM.Tại một số điểm cụ thể vào khoảng 13 giờ, ngày 8.1 như trường Quốc tế Saigon Pearl (Q.Bình Thạnh) có chỉ số AQI là 163 đơn vị, trạm ISHCMC – Secondary (TP.Thủ Đức) chỉ số AQI là 176 đơn vị, nồng độ PM2.5 là 89,6 µg/m³, gấp 17,9 lần giá trị hướng dẫn hằng năm về PM2.5 của WHO.
Chuyên gia Nguyễn Ngoan: Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: *6688 hoặc các điểm giao dịch SHB gần nhất trên toàn quốc.